GIỚI THIỆU NHÀ TRƯỜNG

发表时间:2016-04-18

 Tổng quan

Thành lập vào năm 1951, trường Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại là một trường đại học trọng điểm quốc gia lấy các chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, văn học vv...làm lĩnh vực nghiên cứu then chốt. Kể từ khi được thành lập, Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại giữ vững khẩu hiệu của trường “Bác học, Thành tín, Tìm tòi, Thực hành”, không ngừng phấn đấu, quyết tâm sáng tạo.

Hiện nay, nhà trường có 15 học viện, 1 viện đào tạo sau đại học và một bộ môn giáo dục thể thao, đã mở 1440 môn học bậc cử nhân, 1000 môn học bậc thạc sĩ và 100 môn học bậc tiến sĩ.

Năm 1989, Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại trở thành trường đại học đầu tiên củaTrung Quốc có thiết lập Hội đồng Quản trị nhà trường. Các thành viên của Hội đồng Quản trị nhà trường đều đến từ Bộ Kinh tế Mậu dịch đối ngoại (tiền thân của Bộ Thương mại), các công ty thương mại quốc doanh, Tổng cục Hải quanTrung Quốc, Ngân hàngTrung Quốc, Công ty Bảo hiểm Nhân dânTrung Quốc và Hội doanh nghiệp Hồng Kông.Ông Lý Lam Thanh, nguyên Phó Thủ tướng Quốc vụ viện đảm nhiệm chủ tịch Hội đồng Quản trị nhà trường khóa đầu. Bà Ngô Nghi, nguyên Phó Thủ tướng Quốc vụ viện đảm nhiệm chủ tịch Hội đồng Quản trị nhà trường khóa thứ hai.

Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại hết sức coi trọng việc triển khai hợp tác quốc tế với các trường đại học trên thế giới. Hiên nay, nhà trường đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác với hơn 120 trường đại học nước ngoài và tổ chức quốc tế.

Những mốc lịch sử quan trọng

Năm 1951, tiền thân của Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại, “Trường Cán bộ Thương mại cao cấp” được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Bộ Kinh tế Mậu dịch đối ngoại.

Năm 1954, khóa lưu học sinh đầu tiên nhập học.

Năm 1960, trường được chọn vào danh sách Đại học trọng điểm quốc gia bởi những dự án nghiên cứu xuất sắc.

Năm 1984, trường đổi tên thành Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại.

Năm 1989, Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại trở thành trường đại học đầu tiên củaTrung Quốc có thiết lập Hội đồng Quản trị nhà trường.

Năm 1997, trường được chọn vào danh sách các trường đại học xây dựng trọng điểm của “Công trình211”. “Công trình211”là một dự án Chính phủ nhằm xây dựng 100 trường đại học chất lượng cao trong thế kỷ 21.

Năm 2000, Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại sát nhập với Học viện Tài chính Tiền tệTrung Quốc, do Bộ Giáo dục quản lí, trở thành một trong những trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục.

Năm 2010, Quỹ Giáo dục Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại được thành lập, nhằm huy động vốn, nhận quyên góp, ủng hộ những dự án xây dựng và hoạt động công ích liên quan đến giáo dục.

Năm 2010, Bộ Giáo dục và Bộ Thương mại tổ chức Lễ ký hiệp định tại Bắc Kinh, hợp tác chung sức xây dựng Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại.

 

Số liệu

Đội ngũ cán bộ giảng dạy

1014 giáo viênTrung Quốc, 138 giáo viên nước ngoài (trong đó gồm 38 giảng viên chuyên trách, 100 giảng viên kiêm nhiệm).

Đội ngũ cán bộ quản lý và hậu cần

685 người

Thời khoá biểu

Mỗi học kỳ bao gồm 18 tuần và một khóa học mùa hè kéo dài một tháng

Chuyên ngành đào tạo

39 chuyên ngành bậc cử nhân

73 chuyên ngành bậc thạc sĩ

32 chuyên ngành bậc tiến sĩ

Trữ lượng sách

1,6 triệu cuốn

Số sinh viên chính quy

Sinh viênTrung  Quốc: sinh viên đại học 8423 người, học viên cao học và nghiên cứu sinh 4826 người ( trong đó có 611 nghiên cứu sinh).

Lưu học sinh: đến từ 129 nước, tổng số 3100 người.

 

Tính đến tháng 9 năm 2014, về tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm:

Sinh viên tốt nghiệp 97,81%;

Học viên cao học và nghiên cứu sinh tốt nghiệp 99,22%.

 

Tính đến tháng 9 năm 2014, về hợp tác quốc tế:

Đã ký 200 bản biên bản ghi nhớ và thỏa thuận với 133 đối tác hợp tác của 41 quốc gia và khu vực.

Học viện Khổng Tử

Đến năm 2014, Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại đã xây dựng 7 Học viện Khổng Tử tại các nước Nhật Bản, Nga, Hy Lạp, Mêhicô,Hoa Kỳ, Braxin và Anh. HanbanTrung Quốcđã phê chuẩn nhà trường xây dựng một Học viện Khổng Tử mới tại Malawi (châu Phi) vào năm 2014.

Tiền quyên góp được nhận tính đến tháng 9 năm 2014

Tổng số vượt qua 210 triệu Nhân dân tệ.

 

Chương trình đào tạo

Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại đã thiết lập các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ với nhiều chuyên ngành đào tạo như kinh tế, quản lý kinh doanh, luật, ngôn ngữ học vv... Trong đó có 4 chuyên ngành, cụ thể là thương mại quốc tế, luật kinh tế quốc tế, tiếng Anh và quản trị kinh doanh quốc tế, nằm trong Dự án xây dựng chuyên ngành trọng điểm “Công trình211”của nhà nước.

Ngoài ra, nhà trường cũng cung cấp những chương trình đào tạo dành cho đào tạo chuyên ngành, đào tạo từ xa, đào tạo quản trị doanh nghiệp cao cấp vv..., nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài nước, các chuyên gia học giả và nguồn nhân lực cao cấp.

 

Nghiên cứu khoa học

Từ khi thành lập vào năm 1951, Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại luôn luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp thương mại đối ngoại củaTrung Quốc, và nhanh chóng trở thành cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy ngành thương mại quốc tế và kinh tế học trong nước. Đến nay, nhà trường đã sở hữu 80 đơn vị và trung tâm nghiên cứu.

Nhà trường tích cực triển khai hợp tác với Chính phủ, các đơn vị doanh nghiệp và sự nghiệp, các tổ chức quốc tế, những đối tác hợp tác của trường bao gồm Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mai và Phát triển, Tổ chức Thương mại Thế giới, Liên minh Châu Âu, Ngân hàng Phát triển Châu Á, và Diễn đàn Châu Á Bác Ngao.

Nhà trường mỗi năm tổ chức gần 30 cuộc tọa đàm và hội thảo, nhà xuất bản của trường mỗi năm xuất bản gần 100 loại sách giáo trình, bài giảng điện tử, luận văn và tạp chí khoa học. Từ năm 2006 đến năm 2011, đội ngũ giáo viên của trường tổng cộng xuất bản phát hành 1110 đầu sách chuyên luận và 5120 bài văn.

 

Hợp tác và giao lưu quốc tế

Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại hết sức coi trọng hợp tác và giao lưu quốc tế. Hiện nay nhà trường đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chính thức với hơn 120 trường đại học và tổ chức quốc tế trên thế giới. Nhà trường đã triển khai hàng loạt các hoạt động giao lưu văn hóa và đề tài nghiên cứu khoa học ở nước ngoài với các đối tác, tích cực ủng hộ sinh viên trong và ngoài nước trao đổi, giao lưu với nhau, nhằm bồi dưỡng tầm nhìn quốc tế của sinh viên. Năm 2011, nhà trường có hơn 600 sinh viên tham gia các dự án giao lưu với nước ngoài.

Sinh viên quốc tế

Năm 1954, khóa lưu học sinh đầu tiên nhập học, đây là mốc đánh dấu trường Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại trở thành một trong những trường học đầu tiên tiếp nhận lưu học sinh ởTrung Quốc.

Hiện nay, có hơn 3000 lưu học sinh đến từ hơn 125 nước đang theo học ở trường.

Cung cấp dịch vụ giảng dạy văn hóa tiếng Hán mang tính toàn cầu

Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại là cơ sở của Trung tâm Giảng dạy và Khai thác Tài nguyên Tiếng Hán Thương mại Quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Văn phòng Hội đồng tiếng HánTrung Quốc, Trung tâm không ngừng đẩy mạnh sự phát triển của dạy học tiếng Hán cho người nước ngoài, từng bước hình thành hệ thống chuyên ngành tiếng Hán thương mại quốc tế hoàn thiện. Dựa vào thế mạnh chuyên ngành của Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại, Trung tâm đã đào tạo giáo viên, xuất bản sách giáo trình và tài liệu dạy học điện tử, tổ chức những hoạt động hội nghị và hội thảo khoa học giữa các nền văn hóa trong và ngoài nước, cung cấp dịch vụ dạy học toàn cầu hóa, và nhận tổ chức cuộc thi HSK và BCT.

Nhà trường cũng là cơ sở của Trung tâm Bắc Kinh (The Beijing Center). Trung tâm Bắc Kinh nhằm giúp sinh viên Mỹ sangTrung  Quốc lưu học, Trung tâm lưu trữ một số lượng lớn sách giới thiệuTrung Quốc viết bằng tiếng Anh với mục đích giúp sinh viên tăng thêm hiểu biết vềTrung Quốc.

Cuộc sống trong trường

Học bổng và tài trợ

Nhằm giúp đỡ sinh viên trưởng thành và phát triển, Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại đã thiết lập Phòng quản lý sinh viên, Trung tâm chỉ đạo việc làm, Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Trung tâm lập nghiệp và sáng tạo và Hội sinh viên.

Nhà trường mỗi năm cấp gần 1 triệu Nhân dân tệ cho quỹ học bổng và tài trợ, lưu học sinh có thể xin học bổng Chính phủTrung Quốc, học bổng Thành phố Bắc Kinh và học bổng Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại.

Vườn trường và các hoạt động của sinh viên toàn cầu hóa

Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại nằm ở quận Triều Dương nơi tràn đầy sức phát triển kinh tế và sức ảnh hưởng quốc tế, điều này tạo điều kiện cho sinh viên được có cơ hội tiếp cận những hoạt động thương mại quốc tế và các hoạt động giao lưu giữa các nền văn hoá, bồi dưỡng kỹ năng làm việc độc lập và tầm nhìn quốc tế.

Hiện nay, Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại có 77 đoàn thể sinh viên, thu hút sự tham gia của nhiều sinh viên trong và ngoài nước. Những đoàn thể này đã tổ chức hàng trăm các cuộc hoạt động giao lưu giữa các nền văn hoá và buổi giảng học thuật, bao gồm Festival Văn hóa Quốc tế, Diễn đàn Đại sứ và Tuần Giao lưu Văn hóa Quốc tế. Hàng năm, nhà trường mời hàng trăm cán bộ công chức của các bộ ngành Chính phủ và tổ chức quốc tế, giáo sư nổi tiếng của các trường đại học hàng đầu và giám đốc cao cấp của các công ty xuyên quốc gia mở buổi thuyết trình hoặc hội thảo cho sinh viên.

Cựu sinh viên

Từ khi được thành lập, Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại không ngừng đóng góp vào công cuộc bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực trụ cột của nhà nước, nhà trường đã được phong là Cơ sở đào tạo công chức chất lượng cao của Bộ Thương mại. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp của nhà trường đang phát huy tác dụng quan trọng trong các ngành nghề, như các bộ ngành Chính phủ, các cơ quan hải quanTrung Quốc, các đại sứ quánTrung Quốc tại nước ngoài, các trường đại học, các công ty xuyên quốc gia và những tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới.

Các cựu sinh viên nổi tiếng:

Ø  Lâm Kiến Hải, Tổng thư ký Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Ø  Thạch Quảng Sinh, nguyên Bộ trưởng bộ Kinh tế Mậu dịch đối ngoại

Ø  Chu Văn Trọng, nguyên Đại sứTrung Quốc tại Hoa kỳ

Ø  Cao Tây Khánh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tưTrung Quốc (CIC)

Ø  Tề Hoán Võ, nguyên Đại sứTrung Quốc tại Ba Lan

Bản đồ

 

Liên hệ

Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại

Địa chỉ: Số10 đường Huệ Tân Đông-quận Triều Dương-Bắc Kinh-Trung Quốc

Mã bưu chính: 100029

Fax: +86 (10) 64493860

Website: www.uibe.edu.cn

Website dành cho lưu học sinh: www.uibe.cn