Nhiếp Tân

发表时间:2015-07-03

I LÍ LỊCH SƠ LƯỢC

Nhiếp Tân, Phó giáo sư

 

IIGIỚI THIỆU CỤ THỂ

Họ và tên: Nhiếp Tân

Chức danh khoa học: Phó Giáo sư

Học vị: Tiến sĩ

Chức vụ hành chính: Chủ nhiệm khoa

 

IIIQUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Tháng 7 năm 1994 tốt nghiệp Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại Bắc Kinh, nhận bằng cử nhân Kinh tế học; tháng 1 năm 2002 tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, nhận bằng thạc sĩ Văn học; tháng 7 năm 2012 tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội, nhận bằng tiến sĩ Ngôn ngữ học.

 

IVQUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

Từ tháng 8 năm 1994 đến nay, giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa và kinh tế Việt Nam tại Khoa tiếng Việt, Học viện Ngoại ngữ, Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại.

 

VCHỨC VỤ KHOA HỌC

Ủy viên thường vụ của Phân hội tiếng Việt thuộc Hội nghiên cứu và giảng dạy các thứ tiếng nước ngoài không phổ biến của Trung Quốc.

 

VICÁC MÔN HỌC GIẢNG DẠY CHÍNH

Tiếng Việt cơ sở, Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng Việt cao cấp, Nghe và nói tiếng Việt, Đàm phán thương mại tiếng Việt, Đọc hiểu các bài viết thương mại tiếng Việt, Lý thuyết và thực tiễn dịch thuật Trung-Việt, v.v.

 

VII. THÀNH QUẢ GIẢNG DẠY

Góp phần xây dựng các đề tài nghiên cứu về dạy học tiếng Việt như “Xây dựng môn học tiếng Việt cơ sở”, “Xây dựng trang web video và kho tài nguyên dạy học tiếng Việt”; có nhiều môn học do PGS đảm nhận được đánh giá cao và nằm trong 10% đứng đầu trong các cuộc đánh giá chất lượng giảng dạy các môn học giành cho sinh viên; hướng dẫn sinh viên đoạt giải nhất trong cuộc thi nói tiếng Việt toàn quốc.

 

VIII. THÀNH QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Các bài báo khoa học tiêu biểu

(1)“Xuân Diệu – một nhà thơ lãng mạn rất xuất sắc của Việt Nam”, Tạp chí Toàn cảnh Đông Nam Á, số 4 năm 2003;

(2)“Thử phân tích tính dân tộc của chữ Nôm”, Tạp chí khoa học Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại, số 6 năm 2003;

(3) “Nghiên cứu phong trào khải mông tại Đông Nam Á cận đại”, Tạp chí Toàn cảnh Đông Nam Á, số 7 năm 2004;

(4)“Sự truyền bá và hòa nhập của văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam”, Nghiên cứu lịch sử và văn hóa Đông Nam Á cổ đại, tháng 10 năm 2006;

(5)“Tình hình nghiên cứu chữ Nôm”, Nghiên cứu Á Thái Bắc Đại, số 8 năm 2008;

(6)“Thử phân tích môi trường đầu tư Đông Nam Á và tình hình đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc tại Đông Nam Á”, Tạp chí Toàn cảnh Đông Nam Á , số 9 năm 2009;

(7)“Tình hình gần đây và triển vọng về quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Trung-Việt”, Nghiên cứu Đông Nam Á Bắc Đại, tháng 12 năm 2010;

(8) “Góp phần phân định chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 năm 2011;

(9)“Chữ hội âm chính phụ trong bản giải âm Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 năm 2012.

(10)“Chữ Nôm hai âm phù trong Tân biên Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí Toàn cảnh Đông Nam Á , số 2 năm 2013.

2. Sách in riêng

Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm Truyền kỳ mạn lục, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 8 năm 2013.

3. Công trình dịch thuật

Tiếng Hán thương mại thực hành (sách dịch), Nxb. Giáo dục Đại học, tháng 5 năm 2010.

4. Đề tài nghiên cứu

Đề tài cấp nhà trường “Nghiên cứu chữ tự tạo trong chữ Nôm Việt Nam qua bản Tân biên Truyền Kỳ Mạn Lục”, 10YBYYX02, tháng 12 năm 2010.

Đề tài “Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo của Việt Nam qua bản Tân biên Truyền Kỳ Mạn Lục” do Hội nghiên cứu và giảng dạy các thứ tiếng nước ngoài không phổ biến của Trung Quốc phê duyệt và giao cho thực hiện, FTY2012-012-Y, tháng 12 năm 2012.

 

VIIII. KHEN THƯỞNG

Nhiều lần được trao giải thưởng“Giảng dạy xuất sắc” và được phong tặng danh hiệu “Đảng viên ưu tú” của Học viện Ngoại ngữ; năm 2011 được trao giải nhì “Quản lý xuất sắc” cấp nhà trường.